Bắt nguồn từ video có tựa đề: "Những người thấp có khả năng hói cao hơn?", Yahoo đã giải thích rằng, những người đàn ông thấp có thể sẽ có khả năng hói cao hơn những người khác.
Lấy cảm hứng từ video này, tờ Nature Communications đã thực hiện một nghiên cứu về chứng rụng tóc, và xác định được có tới 63 đoạn gen thay đổi trong bản thân một người đàn ông có thể gây nên hói đầu.
Một trong những thay đổi đó liên quan đến các bệnh như: dậy thì sớm, bệnh tim, hay ung thư tuyến tiền liệt. Và đặc biệt, một số đoạn gen quy định chiều cao cũng được cho là ảnh hưởng đến chứng hói đầu.
Tuy nhiên, nếu như theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Đức tại Đại học Bonn, mối liên hệ giữa chứng hói đầu và tầm vóc nhỏ của một người lại khá mập mờ. Theo họ, phần lớn sự liên kết liên quan đến chứng dậy thì sớm, hoặc liên quan đến việc phát triển khung xương.
"Chúng tôi tìm thấy nhiều sự liên quan giữa các sắc tố da và việc phát triển khung xương với các chứng hói đầu", giáo sư Markus Nöthen, giám đốc của Viện di truyền tại Đại học Bonn tuyên bố.
Giáo sư Markus tin rằng đây là lí do chính vì sao người da trắng có xu hướng hói sớm hơn nếu không thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời để hấp thụ vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Có thể kết luận rằng, tất cả những nghiên cứu này đều có cơ sở, nhưng chưa mang lại câu trả lời cụ thể cho sự liên kết giữa chứng hói đầu và các điều kiện khác như màu da, hay chiều cao của một người đàn ông.
Điều duy nhất chúng ta có thể khẳng định ngay bây giờ, chứng hói đầu có liên quan chặt chẽ đến các đoạn gen.
Còn những vấn đề khác như: thấp bé, hay màu da sáng chưa xác định chắc chắn một người mắc chứng hói đầu. Tới đây, các nhà khoa học vẫn còn phải nghiên cứu rất nhiều để làm sáng tỏ những lí do, đặc điểm khiến cánh "mày râu" bị rụng tóc.
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét