Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Mạng chậm có phải là do cá mập thích cắn cáp? Vị thuyền trưởng tàu sửa chữa cáp quang này sẽ giúp bạn trả lời

Với nhiều người, ý tưởng "Internet là một thực thể vật lý" rất khó nắm bắt. Nhưng một số người lại hiểu điều này rất rõ, chẳng hạn như Guillaume Le Saux - thuyền trưởng tàu Pierre de Fermat. Đó là một con tàu lớn và hiện đại, một thành viên của hạm đội do công ty viễn thông Orange của Pháp sở hữu, được thiết kế để lắp đặt và sửa chữa các tuyến cáp quang dưới đáy biển.

PV: Có đúng là cá mập cũng ăn cáp quang dưới đáy biển không, thưa ông?

Guillaume Le Saux: Đúng thế, nhưng rất hiếm. Cá mập có thể ngửi thấy mùi dòng điện, bức xạ điện từ và bởi chúng rất tò mò nên chúng thử cắn cáp quang. Khi nước còn ấm (tùy vào từng khu vực trên biển), chúng tôi bảo vệ đường cáp bằng một lớp phủ nhôm để tránh bức xạ (tránh hấp dẫn cá mập) và loại cáp này được gọi là cáp "cá mập cắn". Chúng không thể cảm nhận được bức xạ điện từ nên không thấy được dây cáp.

PV: Thế còn cá voi thì sao?

Không, chúng không cắn hoặc làm hư hại cáp quang, vì các sợi cáp nằm ở dưới đáy biển.

PV: Có biện pháp bảo vệ nào được sử dụng cho những sợi cáp này không, thưa ông?

Các tuyến cáp có vai trò chiến lược. Điều quan trọng là sự kết nối giữa các quốc gia. Vì thế đa phần các nước nơi tuyến cáp chạy quay đều tham gia vào việc bảo vệ tuyến cáp. Nếu tuyến cáp được bảo vệ thì chúng tôi có lợi mà họ cũng có lợi.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là đưa dây cáp xuống biển. Chúng tôi được hộ tống bởi cảnh sát để ngăn không cho mọi người tập trung quanh tuyến cáp. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có người cố đánh cắp các sợi cáp.

PV: Chuyện này đã từng xảy ra với ông?

Đúng thế, ở Indonesia, nhưng thỉnh thoảng thôi. Rất hiếm khi sợi cáp bị người ta chủ ý cắt.

Sau khi đặt cáp xuống biển, chúng tôi rời đi và bắt đầu cho vận hành sợi cáp. Một vài ngư dân đến, kéo khoảng 200 m cáp từ dưới biển lên, cuộn lại trên tuyền của họ rồi chụp ảnh và gửi cho chúng tôi, yêu cầu chúng tôi nộp tiền chuộc.

Sợi cáp không hoạt động, nên chúng tôi lại tiến hành sửa chữa. Không thể tưởng tượng được là chúng tôi lại đi trả tiền chuộc cho những kẻ ăn cắp cáp quang.

PV: Đó là nguyên tắc à?

Đúng thế.

PV: Việc của ông là sửa chữa cáp quang. Vậy tại sao chúng lại bị hư hại?

Khoảng 80% các trường hợp cáp quang bị hư hại là do hoạt động của con người. Trong số đó, lại có 80% là các hoạt động đánh bắt cá. Hầu hết bọn họ đều dùng tàu rà lưới dưới đáy biển. Đây là những con tàu lớn có khả năng bao trùm phạm vi của 2 chiếc xe bus. Vì thế chúng rất có hại cho các tuyến cáp quang.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây tổn hại khác có thể là từ lòng đất. Chẳng hạn vài năm trước là sóng thần ở châu Á, một số con tàu sửa chữa cáp phải làm việc hàng tháng trời để nối lại các tuyến cáp dưới biển.

PV: Ông có nghĩ là sẽ có lúc chúng ta không cần dùng các tuyến cáp cho Internet nữa không?

Chắc chắn là không. Chúng ta sẽ luôn cần có các tuyến cáp. Vì chúng có lưu lượng lớn, và rẻ hơn so với vệ tinh.

PV: Mạng Internet của ông trên con tàu này thế nào?

Rất yếu! (cười) Vì chúng tôi không dùng Internet từ cáp quang mà phải dùng qua vệ tinh.

Chỉ cần nhìn cách dùng giấy vệ sinh, các nhà tâm lý học cũng biết được bạn có tố chất làm lãnh đạo hay không?

Theo Trí Thức Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét