Nhóm nghiên cứu từ Đại học Illinois (Chicago, Mỹ), Đại học Baptist (Hồng Kông) và Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam mới đây đã phát hiện ra tác dụng bất ngờ của cây thanh táo (cây lá liễu) trong việc điều trị căn bệnh HIV-AIDS.
Hình ảnh cây thanh táo, loài cây thuốc có thể điều trị ung thư được tìm thấy ở Việt Nam
Cây thanh táo (hay cây lá liễu) có tên khoa học là Justicia gendarussa. Đây là loài thực vật khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Loài cây này được biết đến như một loài cây thuốc nhờ tác dụng điều trị bệnh viêm, thấp khớp.
Nhưng mới đây, các chuyên gia đã phát hiện ra thành phần hóa học patentiflorin A có trong cây thanh táo còn có tác dụng kháng HIV mạnh hơn azidothymidine (AZT) - thuốc kháng HIV chính trong suốt những năm qua.
Hóa chất patentiflorin A đã được chiết xuất từ phần lá, cành và rễ của cây thanh táo
Patentiflorin A được xác định từ quá trình sàng lọc hơn 4.500 chiết xuất thực vật để thể hiện những tác động đặc biệt đối với virus HIV. Đây có thể là tín hiệu tích cực để điều chế ra các loại thuốc kháng lại virus HIV, bệnh lao, sốt rét và ung thư.
Trong các nghiên cứu về tế bào con người bị nhiễm virus HIV, patentiflorin A có tác động ức chế đáng kể hơn thuốc chống HIV đầu tiên AZT - được phát triển và chấp thuận vào năm 1987.
Nhóm nghiên cứu cho biết, Patentiflorin A có khả năng ức chế enzyme cần thiết cho HIV để đưa mã di truyền của nó vào DNA của tế bào.
Giáo sư Vi sinh học, Miễn dịch học tới từ UIC - Lijun Rong cho biết: "Patentiflorin A có thể ức chế hoạt động của phiên mã ngược hiệu quả hơn nhiều so với thuốc AZT. Nó có thể làm được điều này cả trong giai đoạn sớm nhất khi virus HIV xâm nhập vào đại thực bào và thay đổi nhiễm khi nó hiện diện trong tế bào của hệ thống miễn dịch.
Do có hiệu quả chống lại các chủng kháng thuốc của virus HIV nên Patentiflorin A có thể trở thành một ứng cử viên đầy hứa hẹn để phát triển thành một loại thuốc chống HIV mới".
Dự án được Viện Y tế Quốc gia, Quỹ Khoa học Quốc gia và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tài trợ nhằm tìm kiếm các sản phẩm tự nhiên có thể có ứng dụng trong y tế, đồng thời hỗ trợ việc sử dụng nguồn tài nguyên này một cách bền vững.
Nguồn: Science Daily
Ăn sáng bằng bạch tuộc: Jeff Bezos đã bộc lộ chiến lược M&A "tàn nhẫn" tại Amazon
Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét