Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Tương lai chuột có thể trở thành "nhà máy" sản xuất máu cho con người?

James Thompson, một nhà khoa học Mỹ, đã tiến hành tách thành công tế bào gốc phôi từ bào thai người vào năm 1998.

Tế bào gốc phôi là một loại tế bào gốc toàn năng, có thể phát triển thành mọi bộ phận của cơ thể. Sau thành công của Jame Thompson, vô số nhà khoa học đã cố gắng sử dụng chúng để sản xuất tế bào gốc tạo máu, nhưng họ chưa đạt được thành tựu đột phá.

Mới đây một nhóm chuyên gia của Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ) bắt đầu nỗ lực tạo máu bằng cách lấy tế bào da người rồi nhúng chúng vào dung dịch đặc biệt khiến chúng biến thành tế bào gốc phôi. Sau đó một số hóa chất biến tế bào mầm phôi thành tế bào gốc tạo máu.

Đó là quy trình trên phương diện lý thuyết. Song trên thực tế, các chuyên gia không thể sản xuất tế bào gốc tạo máu trực tiếp, mà phải cấy tế bào gốc phôi vào cơ thể một số con chuột. Sự phát triển của tế bào gốc tạo máu diễn ra hoàn toàn tự nhiên trong cơ thể chúng.

Vài tuần sau, nhóm nghiên cứu nhận thấy tế bào gốc phôi phát triển thành 4 loại tế bào máu người trong tủy xương và mạch máu của một số con chuột.

4 loại tế bào máu ấy gồm tiểu huyết cầu (chất giúp máu đông), hồng cầu (mang oxy), lympho bào và bạch cầu nguyên bào tủy (hai loại tế bào máu trắng có khả năng chống viêm nhiễm).

Tiến sĩ George Daley, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu: "Chúng tôi đang tiến tới gần mục tiêu sản xuất tế bào gốc tạo máu người trong phòng thí nghiệm”.

Nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Boston có thể mang tới cơ hội lớn cho những nhà khoa học muốn tạo ra liệu pháp điều trị rối loạn máu dành cho từng cá nhân, giảm thiểu tình trạng thiếu máu để cấp cứu và điều trị hàng loạt bệnh khác, chẳng hạn như ung thư.

Nhóm nghiên cứu ưu tiên việc sản xuất tế bào máu từ tế bào gốc toàn năng, loại tế bào gốc mà họ có thể lấy từ cơ thể bệnh nhân. Giải pháp ấy có thể chấm dứt hoạt động hiến máu tại các bệnh viện.

"Thành tựu này mở ra cơ hội để chúng ta lấy tế bào từ bệnh nhân mắc các chứng rối loạn máu do di truyền, sử dụng kỹ thuật chỉnh gene để bỏ những khiếm khuyết di truyền và sản xuất hồng cầu, bạch cầu”, tiến sĩ Ryohichi Sugimura, một thành viên của nhóm nghiên cứu, bình luận.

Sugimura nói thêm rằng phương pháp mới sẽ giúp các bệnh viên có nguồn dự trữ máu vô tận để cứu người. Thứ duy nhất bệnh viện cần chỉ là tế bào da do người dân hiến.

Lý do người Việt Nam thuộc nhóm dễ mắc ung thư vòm họng nhất thế giới

Theo Trí Thức Trẻ/Science Daily

0 nhận xét:

Đăng nhận xét