Thép Dasmascus
Tuy không phải là loại thép khỏe nhất từng tồn tại, nhưng thép Damascus nổi tiếng bởi sự bền vững và sắc bén, và dĩ nhiên, hình mẫu lượn sóng vô cùng độc đáo của nó.
Đây là loại thép được sử dụng để chế tạo ra lưỡi kiếm ở vùng Cận Đông, được làm từ thép Wootz, một loại thép xuất hiện từ trước công nguyên tại Ấn Độ và Ba Tư. Người Ả Rập đã mang loại thép Wootz đến Damascus, thủ phủ của Syria lúc bấy giờ nơi ngành rèn vũ khí đang phát triển mạnh khi đó. Chính vì vậy nó đã được đổi tên thành Damascus, cái tên đã đi vào huyền thoại trong lịch sử.
Tuy nhiên việc tinh luyện loại thép này đã chấm dứt vào khoảng năm 1750. Một số giả thuyết đã được dựng lên để cố giải thích lý do như nguồn cung nguyên vật liệu bị cạn kiệt, kiến thức tinh luyện được truyền cho quá ít người...
Những lưỡi kiếm trên có điểm đặc trưng là các đường vằn gợi lên hình ảnh của dòng nước chảy. Chúng nổi tiếng về độ cứng, không bao giờ gãy vỡ, và có thể luyện mài để đạt độ sắc nhọn đáng kinh ngạc. Chính điều này đã giúp tiếng tăm và lịch sử của thép Damascus tràn đầy những huyền thoại, tỉ như khả năng cắt qua nòng súng trường, hay cắt qua một lọn tóc đang rủ xuống. Thậm chí một nhóm nghiên cứu người Đức đã phát hiện ra các... tinh thể nano dây và ống trong các lưỡi dao được làm từ loại thép này
'Kính đo nghiệm huỳnh quang vừa vặn trong một cái giày'
Một thiết bị tia X trong các cửa hàng giày với mục tiêu 'vừa vặn hoàn hảo'.
Được phát triển vào những năm 1920, nhưng trở nên phổ biến nhất vào những năm 40 và 50, Kính đo nghiệm huỳnh quang vừa vặn trong giày đã bị 'loại ra khỏi vòng chiến đấu' vào những năm 1970 vì...bạn đoán ra rồi đó...các vấn đề về sức khỏe.
Mặc dù những hệ quả phụ của tia X đã được biết đến trước đó với hiện tượng mẩn da và bỏng phóng xạ (được phát hiện vào những năm 1895 và nhanh chóng được sử dụng để quan sát phần bên trong của cơ thể người), nhưng phải mãi cho đến những năm 1940 thì người ta mới nhận ra phóng xạ gây ra ung thư và là mối nguy hại hàng đầu đến cơ thể con người.
Và vì vậy, trong những kỉ nguyên can thiệp tiếp theo, rất nhiều các thiết bị mới lạ đã được làm ra để khai phá sự thần kì của tia X. Một trong những thiết bị đó là máy đo nghiệm huỳnh quang vừa vặn trong giày, được thiết lập trong các cửa hàng giày để tăng cường trải nghiệm mua giày của khách hàng, và ngoài ra còn thu hút trẻ em, những người với xương bàn chân đang phát triển có thể được nhìn thấy rõ một cách hoàn hảo với tia X. Ở thời điểm hiện tại, đây là một ý tưởng tệ hại khi chúng ta đã biết rằng trẻ em dễ phơi nhiễm phóng xạ gấp đôi so với người lớn. Nhưng ở thời đại của chiếc máy này, phát kiến trên rõ ràng xứng đáng ghi vào sách giáo khoa...marketing.
May thay ở kỉ nguyên can thiệp, công nghệ vừa vặn trong giày này đã không phát triển mạnh thêm ra bên ngoài những sàn nhà công nghệ thấp ở các cửa hàng giày, mà ở trên đó người ta phải bước qua bước lại.
Lửa Hy Lạp
Nghe thật kì lạ phải không, một ngọn lửa gắn liền với tên của một... quốc gia.
Hóa ra thời cổ đại, đây là một thứ vũ khí được sử dụng thường xuyên trong các trận hải chiến. Chúng ta có thể khẳng định được rằng đây là một loại súng phun lửa. Thành phần của nó vẫn còn là một ẩn số chưa được giải đáp hoàn toàn cho đến tận ngày nay. Điều duy nhất chúng ta biết, là nó được nhắc đến trong rất nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Và có nguồn còn cho rằng, mặc dù người Byzantine đã phát minh ra nó, nhưng ngay cả người Saracens cũng sử dụng nó.
Trong tác phẩm Alexiad của mình, Anna Komnene cung cấp một mô tả chi tiết về loại vũ khí phóng hỏa này, từng được sử dụng bởi các đồn trú Dyrrhachium của người Byzantine vào năm 1108 chống lại người Norman. Đây thường được coi ít nhất như là một phần 'công thức chế biến' của lửa Hy Lạp:
"Đây là ngọn lửa được chế tạo bằng những nghệ thuật này đây. Từ gỗ thông và cây thương xanh, chất nhựa dễ cháy được trích ra. Chất này được cọ xát với lưu huỳnh và để vào trong một ống sậy, sau đó được người ta thổi với hơi cực kì mạnh bạo và liên tục. Cứ thế nó sẽ bắt lửa ở đầu gậy, tạo ra ánh sáng và phụt vào mặt kẻ thù như một cơn gió lốc mãnh liệt".
Kính dẻo
Có lẽ đây lại là một huyền thoại khác của các đô thành cổ đại. Theo lời người ta kể, dưới triều đại của Vương Quân Tiberius, có một nhà chế tác thủy tinh đã xông vào cung điện của ông với một cái bát uống rượu. Tiberius đã ném chiếc bát thủy tinh xuống sàn đá ( vua mà, làm gì chả được!), nhưng thay vì đổ vỡ, chiếc bát chỉ đơn thuần bị cong.
Câu chuyện cũng đi đến kết luận là chỉ có duy nhất nghệ nhân làm kính này mới có khả năng chế tác ra thứ thủy tinh kì lạ như vậy. Vương Quân sau đó đã... trảm người đàn ông xấu số vì sợ loại thủy tinh dẻo của ông ta có thể làm giảm giá trị của vàng.
Pin Baghdad
Vật thể trông như cái hũ này đã 2000 năm tuổi, và được tìm thấy ở đất nước Iran hiện đại ngày nay. Chiếc pin, (mặc dù chúng ta không chắc liệu nó có thực sự là pin hay không), được làm từ một hũ đất nung chứa một ống xi-lanh được làm từ các miếng đồng cuộn lại, dùng để chứa một que thép. Que thắt này bị cô lập ở đỉnh đầu bởi nhựa bitum. Ống xy lanh đồng không kín hơi, nên nếu chiếc hũ đầy một chất lỏng nào đó, thì que sắt cũng sẽ ngập trong chất lỏng đó.
Khi bạn đổ đầy chiếc hũ với rượu vang hay giấm, nó sẽ sản sinh ra một chút điện. Không phải là một nguồn điện mạnh cho lắm, có lẽ chỉ đạt đến cao thế 1 Volt. Để cho bạn có một hình dung rõ ràng hơn, hai cãi hũ này đủ điện năng để cung cấp cho một chiếc đồng hồ số.
Chúng ta cũng không có ý niệm gì về mục đích sử dụng của chiếc pin này. Một số cho rằng nó được sử dụng như một biểu tượng tôn giáo, số khác thì cho rằng nó có thể được sử dụng vì mục đích y tế, một lý thuyết nữa nghĩ đến việc mạ điện, và cuối cùng là giả thiết tẻ nhạt nhất mà người ta có thể nghĩ ra: lưu trữ và bảo quản các cuộn giấy papyrus.
Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét