Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Cảnh báo "tử thần" giấu mặt, khiến 3/4 dân số thế giới đối mặt với nguy hiểm đáng sợ

Các chuyên gia cho hay, với tốc độ phát thải khí nhà kính gia tăng như hiện tại thì trong tương lai, hàng tỷ người dân trên thế giới phải hứng chịu sóng nhiệt với đỉnh điểm là những đợt nắng nóng kéo dài vào cuối thế kỷ này.

Theo nghiên cứu, ngay cả khi lượng khí thải nhà kính được giảm mạnh thì "tử thần" sóng nhiệt vẫn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới khoảng một nửa dân số thế giới .

Nhiều người chết vì ảnh hưởng khủng khiếp của sóng nhiệt.

Các nhà khoa học tại Đại học Hawaii ở Manoa (Mỹ) cho biết, hơn 1.900 địa điểm trên toàn thế giới, nơi có người chết vì nắng nóng kể từ năm 1980.

Đợt nắng nóng năm 2003 cướp đi mạng sống của 4.900 người ở Paris (Pháp) và năm 2010 cũng có khoảng 10.800 người chết ở Moscow (Nga) do thời tiết nắng nóng .

Bằng cách phân tích các điều kiện khí hậu khiến 783 người tử vong, nhóm nghiên cứu đã xác định một ngưỡng nhiệt và độ ẩm có thể gây nguy hiểm chết người.

3/4 dân số thế giới có nguy cơ phải hững chịu thảm họa sóng nhiệt vào năm 2100 nếu lượng khí thải nhà kính không giảm.

Hiện nay, khoảng 30% dân số thế giới đang phải đối mặt với những điều kiện nguy hiểm này mỗi năm. Theo các nhà nghiên cứu, đến cuối thế kỷ 21, con số này có thể lên tới 74 % nếu lượng khí thải nhà kính tiếp tục ở mức cao.

Thậm chí, ngay cả khi lượng khí thải nhà kính giảm mạnh thì chúng ta vẫn phải chứng kiến "thảm cảnh" ít nhất 48 % dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi các đợt sóng nhiệt chết người vào năm 2100.

Camilo Mora, giáo sư địa lý tại Đại học Hawaii và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Thái độ của chúng ta đối với môi trường đã quá "thờ ơ" đến mức chúng ta đang thiếu những lựa chọn tốt cho tương lai.

Nhiều người trên thế giới đã trả giá "mạng sống" cho sóng nhiệt, và mặc dù các mô hình cho thấy điều này có thể sẽ tiếp tục xấu đi. Nó thậm chí còn có thể tồi tệ hơn nếu việc phát thải khí nhà kính không giảm đáng kể".

Nguy hại khôn lường

Cơ thể con người vốn chỉ có thể hoạt động trong một ngưỡng nhiệt độ "hẹp", khoảng 37 độ C.

Do đó, sóng nhiệt có thể gây ra những hậu quả đáng sợ cho cuộc sống của con người với thử thách "khốc liệt" là thời tiết nắng nóng kết hợp với độ ẩm cao có thể làm tăng đột ngột nhiệt độ cơ thể đến mức đe dọa đến tính mạng, hay được gọi là chứng tăng thân nhiệt.

Một em bé ở Karachi (Pakistan) đang chờ đợi cấp cứu vì sốc nhiệt. Ảnh: AP

Trong những năm gần đây, số người chết vì sóng nhiệt không ngừng tăng cao ở nhiều nơi trên thế giới. Khí hậu trên Trái Đất đang thay đổi nhanh đến mức con người có có thể "bắt kịp" để có thể chống chọi với xu hướng nhiệt độ tăng cao.

Giáo sư Mora nhận định: "Con người đang thiếu lựa chọn cho tương lai. Đối với những đợt nắng nóng, lựa chọn của chúng ta nằm giữa mức xấu và tồi tệ.

Hậu quả của việc tiếp xúc với các điều kiện khí hậu gây chết người sẽ trở nên ngày càng trầm trọng hơn khi dân số già đi. Người già là đồi tượng rất dễ bị tổn thương do nắng nóng".

Sự nóng lên toàn cầu không chỉ thể hiện rõ ở sự thay đổi thất thường ở hai cực mà còn có xu hướng biến đổi nhiệt độ lớn ở những khu vực nhiệt đới, nơi gây nên nhiều cái chết và đe dọa mạng sống của người dân vì ảnh hưởng khủng khiếp của sóng nhiệt.

Trước đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hoạt động của con người gây nên biến đổi khí hậu cao hơn gấp 170 lần so với tự nhiên.

Do đó, chúng ta cần phải chung tay, nỗ lực tìm kiếm giải pháp và hạn chế lượng khí thải nhà kính để có thể ứng phó được với những chuyển biến thất thường của khí hậu trong tương lai.

Ảnh/ Nguồn: Dailymail, Independent

Tại sao nhiệt độ cơ thể ta là 37 độ C, nhưng ta vẫn thấy nóng khi nhiệt độ ngoài trời cũng là 37 độ C?

Trí Thức Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét