Có thể lúc này bạn đang nghĩ rằng mua được căn nhà trong mơ, được đề bạt lên vị trí cao hơn hay trúng thưởng mới mang đến sự hạnh phúc!
Điều này không hoàn toàn đúng, bởi các nhà khoa học tại Đại học Harvard hay Stanford lại tìm ra rằng: ngay cả nghịch cảnh (ví dụ như sự nghèo đói, bệnh tật) cũng không có nhiều tác động lên sự hạnh phúc của con người trong dài hạn.
Hạnh phúc có thể là kết quả của sự luyện tập. Dựa vào các nghiên cứu về khoa học xã hội và nhận thức, dưới đây là 7 cách bạn có thể làm hàng ngày để hạnh phúc ngay hôm nay.
1. Biết ơn tất cả những gì bạn có
Theo Trung tâm Greater Good Science Center tại Đại học Berkley, trong suốt 2 thập niên vừa qua, nhiều nghiên cứu đã khẳng định vững vàng rằng, những người thường xuyên có thái độ biết ơn, trân trọng ít gặp phải các vấn đề như trầm cảm hơn. Những người này cũng lạc quan, hạnh phúc hơn đồng thời có các mối quan hệ vững chắc, thái độ rộng lượng và rất nhiều lợi ích khác.
Lòng biết ơn, cũng giống nhiều cảm xúc khác, sẽ phát triển mạnh khi thường xuyên được sử dụng. Nhiều chuyên gia khuyên rằng cuối mỗi ngày bạn nên nghĩ lại, kết nối ít nhất ba điều mình cảm thấy biết ơn, trân trọng trong cuộc sống. Thái độ này sẽ hướng bạn đến những con đường tích cực hơn. Muốn hạnh phúc? Hãy làm tương tự.
2. Kết nối với người khác một cách chân thành
Trung tâm Greater Good Science Center tại Đại học Berkley cũng từng khẳng định: "50 năm nghiên cứu hạnh phúc, kết quả chúng tôi tìm ra là số lượng và chất lượng các kết nối xã hội của một người - bạn bè, những người thân trong gia đình, mối quan hệ với hàng xóm… - liên quan mật thiết đến sự khỏe mạnh về thể chất và hạnh phúc cá nhân".
Bạn hãy thử dừng lên Facebook tối nay và mời một người bạn của mình cà phê. Hãy nói chuyện với một người bạn mới và kết nối với những người bạn đã lâu không trò chuyện, chắc chắn sẽ vui hơn rất nhiều.
3. Hãy cảm thông với người khác
Nếu được cho một số tiền, và bạn có thể tiêu xài cho bản thân hoặc tặng lại một người khác, bạn sẽ làm gì? Điều gì sẽ làm bạn hạnh phúc hơn?
Giáo sư Michael Norton của Trường kinh doanh Harvard đã từng thực hiện một thử nghiệm có liên quan. Kết thúc nghiên cứu, những người tham dự dành tặng tiền cho người khác cảm thấy hạnh phúc hơn hẳn những người tiêu xài cho bản thân.
4. Hãy thoải mái thứ tha cho người khác
Khi bạn không tha thứ cho người khác và giữ "cục tức" trong người, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra rất nhiều chất hóa học liên quan đến stress.
Một trong những nghiên cứu dài hơi về sự tha thứ của Stanford Forgiveness Project tìm ra rằng, các liệu pháp tha thứ giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường tinh thần lạc quan. Trong khi đó, không tha thứ tương quan với tình trạng trầm cảm, sự lo lắng và cảm xúc thù hằn.
Nếu bạn cảm thấy tức giận với những gì người khác làm với mình, hãy dũng cảm tha thứ. Có thể bạn không hẳn muốn tha thứ cho hành động của họ, nhưng bạn cũng không cần thiết phải mang "gánh nặng" này theo mình.
5. Tập thiền định
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các tác động tích cực của thiền định lên cơ thể, suy nghĩ hay thể trạng nói chung của con người. Một số chuyên gia còn cho rằng thứ duy nhất cản bước bạn đến với những lợi ích của thiền định chính là bắt đầu học nó.
6. Coi trọng trải nghiệm hơn những thứ khác
Trong một thí nghiệm, hai nhà nghiên cứu Kahneman và Tversky đã khám phá ra rằng, tiền có thể mua được hạnh phúc, nhưng chỉ đến một điểm nhất định. Theo đó, khi của cải đạt đến mốc 75.000 USD, "lợi ích cận biên" của việc giàu có giảm dần.
Do đó, hãy tìm kiếm trải nghiệm hơn sự sở hữu vật chất. Hãy đi đâu đó, ra ngoài trời. Gặp những người bạn mới. Khám phá những nền văn hóa mới, trải nghiệm sự kì diệu của việc đi trên những con đường bạn chưa từng đi.
7. Hòa vào dòng chảy bằng cách theo đuổi một mục tiêu chính đáng
Các nhà khoa học tại Đại học Oregon cho rằng, có một loại chất trong não liên quan đến trạng thái thoải mái và nhận nhất cao luôn được sản sinh khi chúng ta theo đuổi các mục tiêu. Vì thế, việc tìm thấy một mục tiêu có ý nghĩa để theo đuổi sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mình có động lực.
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét